Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt nên hay không?

Ngày nay, xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm chung vẫn được ứng dụng phổ biến tại các ng trình xây dựng dân dụng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các ng trình thuộc phân khúc cao cấp, nhà vệ sinh và nhà tắm thường được tách riêng biệt nằm cạnh nhau. Để Cleanipedia giúp bạn tìm câu trả lời cho cách bố trí này của nhà vệ sinh hiện đại qua bài viết sau đây.

1. Có nên tách toilet và nhà tắm riêng biệt không?

Nhà vệ sinh và nhà tắm đều là không gian sinh hoạt chung trong gia đình. Đối với những nhà có diện tích lớn, có đủ điều kiện xây dựng nhà tắm và nhà vệ sinh tách riêng biệt sẽ mang đến nhiều ưu điểm và tiện ích trong quá trình sử dụng.

Giúp tiết kiệm thời gian cho gia đình

Các thành viên trong gia đình có thể cùng lúc sử dụng cả hai không gian mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nhất là vào buổi sáng.

Đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng còn mang đến cảm giác thoải mái hơn. Không gian nhà tắm được dùng cho việc thư giãn nên cần sạch sẽ và thông thoáng. Trong khi đó nhà vệ sinh lại luôn mang đến cảm giác không được thơm tho. Chính vì vậy, việc tách riêng hai không gian này sẽ giúp người dùng cảm thấy thuận tiện hơn.

Trang bị thêm các tính năng tiện ích

Các mẫu nhà vệ sinh hiện đại thường được trang bị thêm các tính năng và tiện ích cho người dùng. Đối với các mẫu nhà vệ sinh được thiết kế tách xây riêng biệt nhà tắm, kiến trúc xây dựng và chức năng sẽ được chú ý hơn. Tuy nhiên, cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt này cũng mang đến các hạn chế nhất định. 

2. Các hạn chế của thiết kế này là gì

Chỉ nên dùng cho nhà có diện tích rộng

Nhà vệ sinh và phòng tắm tách riêng cần có không gian rộng rãi, linh hoạt, không phù hợp với các ng trình có diện tích vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, việc thiết kế xây dựng riêng nhà tắm và nhà vệ sinh cũng tốn nhiều chi phí hơn, các khoản chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị nhà tắm gần như tăng gấp đôi so với xây dựng cùng một ng trình. 

Tốn chi phí và diện tích

Đối với các gia đình xây dựng thiết kế nhà vệ sinh khép kín trong phòng, việc tách riêng biệt nhà tắm và nhà vệ sinh thường rất tốn kém và tốn diện tích. Phương pháp thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt này cũng không phù hợp với các gia đình kinh doanh phòng trọ hay các ng trình nhà ở mang tính bình dân, giá thấp. 

Vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh riêng tốn nhiều thời gian

Một hạn chế nữa là việc vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh cũng tốn nhiều thời gian hơn. Đôi khi bạn quá bận thì việc dọn nhà vệ sinh sẽ khiến bạn mệt mỏi.

Đối với các mẫu thiết kế nhà vệ sinh hiện đại, việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng là cần thiết và nên làm. Điều này sẽ giúp các thiết kế và giá trị ng trình được nâng cao hơn. Đảm bảo cả về yếu tố thẩm mỹ lẫn tiện ích khi sử dụng, giúp bạn có không gian nhà vệ sinh sang trọng, hiện đại và sạch sẽ. 

3. Những mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt độc lạ sáng tạo

Phong cách Eco cây xanh tươi mát

Hiện nay, mọi người đều có xu hướng đặt cây xanh trong nhà vệ sinh để thanh lọc không khí và mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái. Theo phong cách này, thường sẽ dùng gam màu trắng với nâu để làm điểm nhấn và bố cục đơn giản, không gian vừa phải, không quá rộng cũng không quá nhỏ.

Phong cách thiết kế hiện đại tông trắng

Việc bạn chọn thiết kế nhà vệ sinh có tông trắng thì phải đảm bảo vệ sinh và lau chùi thường xuyên. Chú ý, chọn nền gạch trắng không dễ bị bám bẩn, ố vàng. Gam màu phù hợp với tông trắng sẽ là đen hoặc xám, giúp nhà vệ sinh và nhà tắm trông hiện đại, bắt mắt hơn rất nhiều.

Phong cách hoài niệm Retro Vintage

Cách thiết kế này sẽ sử dụng những gam màu pastel khiến không gian phòng tắm và nhà vệ sinh của bạn có phong cách Retro, Vintage. Thường nếu bạn muốn gam màu ấm thì hãy chọn màu vàng, cam, hồng nhẹ nhàng để tô điểm như bàn, hoa, rèm che…

Thêm gương trên tường

Đối với phòng tắm có diện tích hẹp, việc thêm những chiếc gương trên toàn bộ bức tường khiến không gian như rộng gấp đôi và thoáng đãng hơn rất nhiều.

Điều này cũng đặc biệt hiệu quả với vị trí dọc theo một bên của phòng tắm hoặc phía trên bàn trang điểm. Gương còn có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt, giúp bạn nhận được nhiều ánh sáng hơn từ các thiết bị chiếu sáng hoặc cửa sổ trong phòng. 

Toilet gắn tường

Nếu phòng tắm nhỏ của bạn có khoảng trống trên các bức tường đủ rộng, bạn có thể tích hợp bồn cầu gắn tường để tiết kiệm cả không gian sàn và chỗ để chân.

Còn nếu bạn không thể gắn trực tiếp bồn cầu vào tường nhà vệ sinh, hãy cân nhắc thêm giá đỡ phía trên bồn cầu để tăng diện tích chứa các vật dụng. Đồng thời mở rộng mặt bàn trang điểm của bạn để tạo ra phần gờ hẹp.

Bỏ bồn tắm

Bồn tắm chiếm gấp đôi diện tích sàn so với vòi hoa sen. Vì vậy, sử dụng vòi hoa sen thay thế có thể giúp mở rộng không gian một cách đáng kể. Vòi hoa sen rất thích hợp cho người lớn, đặc biệt là từ độ tuổi trung niên trở lên.

Ngoài ra, vòi hoa sen loại cầm tay còn là một trợ thủ đắc lực trong việc tắm rửa cho thú cưng của bạn. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có con nhỏ và bạn cần một chiếc bồn tắm để tắm cho trẻ, hãy cân nhắc loại bồn tắm có kích thước nhỏ gọn. 

Bồn có chiều cao thấp khiến không gian trở nên thoáng đãng đồng thời không cản trở lối đi khi sinh hoạt trong phòng tắm. 

Vòi tắm và bồn tắm kính không khung

Thành thật mà nói, hầu hết mọi người đều không thích rèm phòng tắm bởi sự vướng víu đồng thời tạo cảm giác chiếm diện tích trong tổng thể phòng ngủ nhà bạn.

Để loại bỏ tình trạng này, hãy thay thế rèm phòng tắm của bạn bằng một tấm kính không khung. Điều này sẽ mở rộng đáng kể không gian phòng tắm và cho phép nhiều ánh sáng hơn chiếu vào vòi sen cũng như bồn.  

Các tấm kính rất dễ lắp đặt cũng như bảo trì và là sản phẩm hoàn hảo cho các phòng tắm nhỏ. Chúng có thể được cố định tại chỗ hoặc có bản lề để xoay.

Bạn cũng có thể gấp các tấm kính có bản lề vào trong khi không sử dụng phòng tắm. Lưu ý lựa chọn tấm kính có rãnh trên và dưới thay vì kính trượt để tiện cho việc vệ sinh kính nhé. 

Vòi hoa sen không bản lề 

Đây là một trong những ý tưởng thiết kế phòng tắm nhỏ được ưa chuộng hiện nay. Bằng cách loại bỏ lề đường xung quanh vòi hoa sen của bạn, lúc này vòi đã có thể được gắn trực tiếp lên tường.

Kể cả tường xi măng, đá hay gạch đều có thể áp dụng được. Bạn thậm chí có thể kết hợp đường ống thoát nước ẩn hoặc vô cực để tạo sự liền mạch. Một ưu điểm của thiết kế này là vòi hoa sen không bản lề sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và ng sức hơn cho việc làm sạch đấy. 

Bồn rửa nhỏ và bồn nổi

Bồn rửa treo tường cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm diện tích và làm cho phòng tắm nhỏ của bạn trở nên thông thoáng hơn.

Ưu tiên những sản phẩm bồn rửa với thiết kế hẹp hoặc có viền mỏng hơn các loại bồn thông thường. Ngoài ra, các bồn rửa truyền thống được làm từ gốm sứ cũng tạo cảm giác bồn trông lớn hơn dù trong một không gian hẹp.

Thêm tủ và giá mở trên tường

Trong các phòng tắm nhỏ, các không gian cho lưu trữ thường bị bỏ qua. Nhưng đừng quên một điều rằng, dù không thể tận dụng sàn tắm, bạn vẫn còn những bức tường cơ mà. Tủ thuốc âm tường đặt phía trên bồn rửa của bạn,  với mặt trước chia làm 2 ngăn là một sự lựa chọn thông minh. 

Bạn cũng có thể thêm giá đỡ đính tường phía trên bồn cầu, gương trang điểm, phía cuối bồn tắm hoặc bên cạnh cửa ra vào. Sử dụng các kệ mở kích thước hẹp để giữ ánh sáng. Giá treo khăn bằng kim loại cũng rất phù hợp, đặc biệt là ở vị trí phía sau cánh cửa.

Đối với tủ, hãy sử dụng những tủ có mặt trước bằng kính thay vì gỗ hay chất liệu khác để tăng sự hòa hợp với không gian. 

Cửa kéo

Ngoài việc loại bỏ bồn tắm, một trong những ý tưởng tiết kiệm không gian cho phòng tắm nhỏ mà bạn có thể cân nhắc là chuyển từ cửa thông thường sang cửa trượt.

Để cài đặt một cửa trượt, bạn sẽ phải mở tường của mình để tạo rãnh. Tuy nhiên, với loại cửa này, bạn có thể mở rộng không gian sử dụng hơn rất nhiều so với trước đây.

Đồng thời cửa trượt cũng tạo sự linh hoạt hơn cho việc bố trí các vật dụng trong phòng tắm hơn. Bạn cũng có thể tìm kiếm linh kiện láp ráo bề mặt cửa để tạo ra kiểu cửa trượt hiện đại. 

Kết hợp sàn tối với tường sáng

Với phòng tắm nhỏ, bạn có thể tận dụng sự tương phản của màu sắc để mở rộng không gian. Những bức tường tối sẽ khiến một phòng tắm vốn đã nhỏ trông lại nhỏ hơn.

Còn những bức tường sáng màu sẽ phản chiếu nhiều ánh sáng vào phòng và tạo cảm giác không gian được mở rộng.

Vì vậy, nếu sàn nhà của bạn có màu tối hoặc là sàn gỗ, hãy lựa chọn loại gạch tường nhà tắm có màu sắc phù hợp để tạo ra sự phối hợp màu sắc hoàn hảo nhé.

Thêm một bức tường điểm nhấn

Với phong cách hoàn toàn khác biệt với những thứ còn lại trong phòng tắm, bức tường điểm nhấn là một trong những ý tưởng tuyệt vời. Trong một phòng tắm nhỏ, thường bức tường điểm nhấn sẽ được đặt ở bức tường chắn.

Bạn có thể thêm màu cho toàn bộ bức tường hoặc chỉ một dải màu khác biệt với tông màu của những mảng tường còn lại. Kỹ thuật này sẽ tạo cho căn phòng của bạn chiều sâu hơn mà vẫn hài hòa với không gian chung. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *